Ứng dụng mô hình VAR nghiên cứu mối quan hệ giữa việc làm và tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Ninh

 22:08 18/03/2024

Quảng Ninh là một tỉnh công nghiệp, thu nhập từ việc làm mà nhóm ngành công nghiệp tạo ra luôn góp phần đáng kể trong tổng giá trị tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Trong những năm gần đây, định hướng phát triển kinh tế của tỉnh là lấy nhóm ngành dịch vụ, du lịch làm mũi nhọn nên tỷ trọng về việc làm và tăng trưởng kinh tế của nhóm ngành này đang có xu hướng tăng dần theo thời gian. Qua số liệu thống kê từ năm 2000 đến năm 2020 của tỉnh Quảng Ninh, nghiên cứu đề xuất ứng dụng mô hình VAR làm cơ sở định lượng mối quan hệ giữa việc làm và tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Ninh trên cả ba nhóm ngành khu vực I, II, III. Kết quả đạt được đã khẳng định thực sự tồn tại mối quan hệ qua lại giữa việc làm và tăng trưởng kinh tế trên cả ba nhóm ngành đảm bảo ý nghĩa thống kê. Từ kết quả nghiên cứu kết hợp với điều kiện thực tế của từng nhóm ngành, nghiên cứu gợi ý một số giải pháp cụ thể cho từng nhóm ngành nhằm ổn định, tăng trưởng việc làm tạo đà thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững phù hợp trong thời kỳ kỷ nguyên số cho tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn tiếp theo.
Từ khóa: tăng trưởng kinh tế, VAR, việc làm.

Áp dụng mô hình ARDL để xác định mối quan hệ giữa FDI, tiến trình công nghiệp hóa và tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Ninh

 20:26 08/11/2023

Tỉnh Quảng Ninh đang thay đổi từng ngày theo chiều hướng tích cực. Cơ sở hạ tầng giao thông, chỉnh trang đô thị được xác định là nhân tố thu hút vốn đầu tư FDI, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững. Với mục đích nghiên cứu là ứng dụng mô hình ARDL vào xác định mối quan hệ giữa FDI, tiến trình công nghiệp hóa với tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Ninh. Sử dụng dữ liệu thống kê trong giai đoạn 2000-2020 của tỉnh Quảng Ninh đã ra kết quả nghiên cứu nhân tố FDI và tiến trình công nghiệp hóa đã giải thích được 99.99% cho sự biến thiên của nhân tố tăng trưởng kinh tế và đảm bảo ý nghĩa thống kê. Cả hai nhân tố FDI và tiến trình công nghiệp hóa đều có quan hệ cùng chiều với tăng trưởng kinh tế, cụ thể khi tiến trình công nghiệp thay đổi ngay lập tức ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế còn nhân tố FDI thay đổi với độ trễ là ba năm sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Thông qua nghiên cứu này, các doanh nghiệp, các nhà quản lý có thể áp dụng để xác định được mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu cũng như biết được độ trễ mà các nhân tố ảnh hưởng tác động đến kết quả nghiên cứu.

Lựa chọn chỉ tiêu kinh tế để đánh giá trình độ thị trường lao động Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa

 23:34 11/04/2023

Trước làn sóng toàn cầu hóa đã tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng nên thị trường lao động càng phải được quan tâm, đánh giá để có đối sách phù hợp. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, qua phần mềm hỗ trợ xử lý số liệu Stata, bài báo đề xuất hai chỉ tiêu đánh giá thị trường lao động là mức độ độ đô thị hóa và tỷ lệ lao động chất lượng cao. Hai chỉ tiêu này đảm bảo ý nghĩa thống kê nhỏ hơn 5% và chúng có thể giải thích được 96,19% sự biến thiên của thị trường lao động. Bài báo đề xuất một phương pháp khoa học mới nhằm đánh giá, đo lường chất lượng thị trường lao động. Hai chỉ tiêu đề xuất được xây dựng trên cơ sở khoa học gắn với thực tiễn chứng minh, giúp các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp quan tâm có thể vận dụng để đánh giá chất lượng lao động cho đơn vị, cho doanh nghiệp, cho vùng kinh tế một cách nhanh chóng từ đó đưa ra đối sách kịp thời trong quá trinh quản lý.Từ khóa: Đô thị hóa, lao động chất lượng cao, lựa chọn chỉ tiêu, thị trường lao động, toàn cầu hóa.

Liên kết

thuvien.qui.edu.vn
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây