Nghiên cứu đề xuất điều kiện tính toán và áp dụng phương án bố trí đường lò dọc vỉa dưới trụ bảo vệ khi khai thác các vỉa than gần nhau

 21:38 26/12/2023

Khi khai thác các vỉa than gần nhau mà vỉa than ở trên khi khai thác có lưu lại trụ bảo vệ sẽ gây ra sự tập trung ứng suất không chỉ ở trong trụ bảo vệ mà còn cả ở dưới nó, ứng suất phân bố ở dưới trụ bảo vệ không đồng đều. Phía dưới trụ bảo vệ là vùng ứng suất cao, nếu bố trí đường lò ở trong vùng này, đường lò sẽ bị biến dạng và phá hủy rất mạnh, rất khó duy trì ổn định. Ngoài ra, khi khai thác vỉa than phía trên cũng làm mất đi tính nguyên vẹn của lớp đá trụ, đặc biệt là khu vực ngay sát phía dưới trụ bảo vệ với một độ sâu nhất định khiến cho việc lựa chọn loại hình kết cấu chống giữ đường lò dọc vỉa ở dưới nó trở lên phức tạp. Bài báo trên cơ sở phân tích sự hình thành và quy luật phân bố ứng suất dưới trụ bảo vệ, từ đó phân tích đưa ra điều kiện áp dụng và công thức tính toán hợp lý cho từng phương án bố trí đường lò dọc vỉa dưới trụ bảo vệ khi khai thác các vỉa gần nhau.

Nghiên cứu sự thay đổi vận tốc sóng trong bê tông sử dụng cát nhân tạo bằng phương pháp thí nghiệm xung siêu âm (UPV)

 21:52 02/07/2023

Phương pháp thí nghiệm xung siêu âm (Ultrasonic Pulse Velocity) thuộc nhóm phương pháp không phá hoại mẫu (Non-destructive test, NDT). Trong nước có một số các nghiên cứu dựa trên hướng dẫn của TCVN 9357:2012 về đánh giá chất lượng bê tông nặng bằng vận tốc xung siêu âm để xây dựng mối quan hệ giữa cường độ chịu nén bê tông với vận tốc xung siêu âm và đo đạc chiều sâu vết nứt mở trên bê tông bằng phương pháp siêu âm. Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu về sử dụng xung siêu âm để nghiên cứu sự thay đổi vận tốc sóng xung siêu âm trong bê tông sử dụng cát nhân tạo và đề xuất công thức xác định sơ bộ cường độ chịu nén trên vật liệu này là chưa tìm thấy. Bài báo trên cơ sở sử dụng cốt liệu là cát nhân tạo và xi măng với sáu cấp phối khác nhau chế tạo các mẫu bê tông hạt mịn có kích thước 100 mm x 50 mm. Kết quả đo xung vận tốc sóng siêu âm cho thấy mối quan hệ giữa vận tốc xung và cường độ nén theo hàm y = 101,98 ln(x)-795,61 (độ lệch chuẩn R² = 0,996). Kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở dữ liệu để xác định sơ bộ cường độ nén mẫu bê tông, cấu kiện bê tông hạt mịn trên thực tế mà không phải làm các thí nghiệm phá huỷ.

Nghiên cứu ảnh hưởng của độ sâu khai thác đến quá trình biến dạng và sập đổ của đá vách bằng phần mềm FLAC3D

 21:24 21/06/2023

Khi độ sâu khai thác tăng lên, việc khai thác sẽ gặp nhiều vấn đề gây cản trở cho quá trình khai thác và tiềm ẩn nguy cơ xảy ra mất an toàn cao. Để đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả khai thác khi độ sâu khai thác gia tăng, cần phải đánh giá được ảnh hưởng của độ sâu khai thác đến diễn biến của quá trình biến dạng và sập đổ của đá vách, đây là cơ sở để đưa ra các giải pháp kỹ thuật khai thác cho phù hợp. Bài viết sử dụng phần mềm Flac3D xây dựng mô hình khai thác với độ sâu khai thác tăng từ 100 m đến 300 m để so sánh mức độ biến đổi của độ sâu vùng phá hủy, dịch chuyển và ứng suất của đá vách.

Liên kết

thuvien.qui.edu.vn
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây