Nghiên cứu lỗi của động cơ không đồng bộ roto lồng sóc 3 pha1,5kw 4 cực trong trường hợp sự cố thanh dẫn roto

 05:28 19/09/2023

Trong bài báo này, các hư hỏng rôto trong động cơ không đồng bộ (KĐB) roto lồng sóc được nhóm tác giả nghiên cứu phân tích. Trong quá trình làm việc của động cơ điện thường xuất hiện các lỗi khác nhau dẫn đến sự cố động cơ từ đó dừng hoạt động ảnh hưởng đến độ tin cậy và quá trình vận hành làm việc của hệ thống. Các lỗi dẫn đến sự cố của động cơ như lỗi stato, lỗi roto, lỗi vòng bi. Trong số các lỗi này, lỗi roto do sự cố nứt roto làm hở mạch thanh dẫn roto là vấn đề hay gặp ở các động cơ có roto lồng sóc. Kết quả của bài báo được nhóm tác giả sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn (FEM) và ứng dụng phần mềm Ansys Electronics nghiên cứu và phân tích trên mô hình thực nghiệm mô phỏng động cơ KĐB 1,5kW 4 cực khi xảy ra sự cố thanh dẫn roto lồng sóc.

Tối ưu hóa điều khiển robot bằng sóng hồng ngoại: Sử dụng thuật toán PSO

 12:21 10/09/2023

Particle Swarm Optimization (PSO) là một thuật toán tối ưu hóa lấy cảm hứng từ hành vi của đàn chim trong việc tìm kiếm thức ăn. PSO giúp tối ưu hóa thông qua việc điều chỉnh vị trí và vận tốc của các cá thể (particles) trong không gian tìm kiếm. Trong bài toán tối ưu hóa điều khiển robot bằng sóng hồng ngoại, PSO có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tìm ra các thông số tối ưu, như tốc độ di chuyển, tốc độ quay và độ nhạy cảm biến, để robot có thể phát hiện và tránh vật cản một cách hiệu quả.

Ứng dụng điều khiển DC-DC hai chiều trong mạch sạc điện và xả điện cho acquy xe điện

 21:33 27/08/2023

Lưu trữ năng lượng đã và đang trở thành một thành phần cốt yếu trong hệ thống năng lượng tái tạo, đặc biệt là trong hệ thống có nguồn pin như xe điện hiện nay. Tuy nhiên trong quá trình tích điện và xả điện của pin đối với hệ thống sạc tiêu chuẩn, một số thông số của pin chưa được kiểm soát bởi người sử dụng, điều này dẫn đến việc pin nhanh bị lão hoá và giảm tuổi thọ của chúng, chúng ta sớm phải thay thế nguồn pin mới. Mặt khác, trong trường hợp khẩn cấp hoặc dư thừa điện hệ thống sạc tiêu chuẩn khó có thể chuyển năng lượng trong xe về lưới điện thành điện AC để cung cấp cho các thiết bị bên ngoài. Với sự phát triển của các phương pháp điều khiển nhằm mục đích bảo vệ pin, tăng tuổi thọ của pin, giúp vòng đời của pin dài hơn và có thể tận dụng dòng điện, điện áp dư thừa hay cung cấp năng lượng trong trường hợp khẩn cấp. Bài báo đề xuất phương pháp biến đổi DC – DC hai chiều sử dụng logic mờ để điều khiển quá trình sạc điện và xả điện cho pin giúp dòng điện ổn định, điện áp ổn định, hay cung cấp nguồn khẩn cấp cho thiết bị ngoài. Kết quả nghiên cứu được mô phỏng bằng phần mềm Matlab/simulink cho kết quả dòng điện, điện áp, công suất trên pin rất ổn định đáp ứng nguồn ổn định cho hệ thống xe điện và tăng tuổi thọ cho pin.

Xây dựng hệ thống đo, giám sát nhiệt độ, nồng độ khí độc hại và tự động cải thiện điều kiện của môi trường làm việc

 22:54 11/07/2023

Internet kết nối vạn vật (IoT) ngày càng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Bài báo trình bày việc xây dựng hệ thống đo lường, giám sát và tự động cải thiện chất lượng không khí của môi trường làm việc có khả năng xuất hiện các loại khí độc hại và nhiệt độ cao. Phần cứng của hệ thống cũng như thuật toán thực hiện được trình bày chi tiết. Việc kết nối tới hệ thống qua Internet để giám sát và điều khiển được thực hiện qua module Arduino Ethernet Shield và trang Web của Blynk trên máy tính hoặc Blynk IoT trên điện thoại thông minh. Mô hình hệ thống đã xây dựng hoạt động tin cậy, chính xác và dễ dàng mở rộng hệ thống.

Nghiên cứu khả năng cải tạo động cơ quạt cục bộ YBT-52-2 thành động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu khởi động trực tiếp

 05:40 05/07/2023

Trong công nghiệp khai thác mỏ than hầm lò có rất nhiều phụ tải điện sử dụng động cơ điện dị bộ rotor lồng sóc làm động cơ lai như quạt cục bộ, bơm nước, băng tải,... Các động cơ loại này thường được nhập từ các nước Nga, Trung quốc, Ba Lan,… và hiện nay được chế tạo ở trong nước. Các động cơ này được chế tạo theo Tiêu chuẩn và có hiệu suất nằm trong dãy IE1, tức là có hiệu suất cỡ 70% trở lên. Do đó, nhu cầu sản xuất loại động cơ thay thế khác có hiệu suất cao hơn càng trở nên cấp bách.Trên thế giới, người ta đã ứng dụng vật liệu mật độ từ cảm cao và nam châm vĩnh cửu (NCVC) để chế tạo động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu khởi động trực tiếp (LSPMSM) từ lưới tiết kiệm điện và hiệu suất cao nằm trong dãy hiệu suất IE2 và IE3 với dải công suất từ vài W đến hàng trăm kW. Trong nội dung bài báo, nhóm tác giả đưa ra kết quả đánh giá so sánh giữa 2 động cơ LSPMSM và KĐB 11kW quạt cục bộ YBT-52-2 có cùng thông số thiết kế từ đó đưa ra cái nhìn khách quan cho người đọc.

Nghiên cứu cải thiện hiệu suất động cơ 5,5kw 4 cực qua cách quấn dây phần ứng trên phần mềm ANSYS MAXWELL

 00:17 23/06/2023

Trong thiết kế máy điện, việc gia tăng hiệu suất động cơ luôn là chủ đề chính trong các nghiên cứu. Hầu hết tổn hao dây quấn trong động cơ điện thường xảy ra trong các cuộn dây phần ứng và cần giảm các tổn hao này. Trong nội dung bài báo, nhóm tác giả trình bày nghiên cứu về ảnh hưởng của kiểu quấn dây đồng khuôn, dây quấn 1 lớp với dây quấn 2 lớp đến tổn hao cũng như đặc tính của động cơ không đồng bộ (KĐB). Các thực nghiệm so sánh các kết quả thu được dựa trong mô hình phân tích phần tử hữu hạn của phần mềm Ansys maxwell với động cơ 5,5kW 4 cực.

Thiết kế bộ điều khiển tự động gia nhiệt bằng hơi nước cho tháp chưng cất tinh dầu.

 22:15 11/06/2023

Tinh dầu có vai trò rất lớn trong cuộc sống của con người hiện đại (giúp cải thiện sức khỏe, làm đẹp…). Vì thế yêu cầu về chất lượng và số lượng tinh dầu ngày càng cao. Tuy nhiên các hệ thống sản xuất tinh dầu ở Việt Nam, chủ yếu là các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, thủ công theo công nghệ cũ. Sản phẩm tinh dầu đạt được chỉ ở loại thô (chứa khoảng 50% tinh dầu còn lại là lẫn tạp chất). Đặc biệt là quá trình cung cấp nhiệt thô sơ theo kinh nghiệm không đảm bảo được nhiệt độ ổn định cho hệ thống, gây thất thoát nguyên liệu; năng suất thấp, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tinh dầu. Trước tình hình này, chúng tôi tiến hành xây dựng bộ điều khiển tự động gia nhiệt bằng hơi nước đảm bảo chất lượng sản phẩm và năng suất cao. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thiết kế hệ thống điều khiển gia nhiệt bằng hơi nước tự động cho tháp chưng cất tinh dầu quế tinh chất. Từ khóa: Tháp chưng cất, tinh dầu, hệ thống gia nhiệt, tháp gia nhiệt.

Mô phỏng mạch phi tuyến tính, biến đổi theo thời gian bằng biến đổi sóng con Haar

 22:24 15/05/2023

Lý thuyết sóng con đã tháo gỡ vô số vấn đề phức tạp, bao gồm cả những vấn đề liên quan đến phản xạ tức thời và trạng thái ổn định của các hệ thống, khi các phép biến đổi Laplace và Fourier gặp phải những trở ngại không thể giải quyết được. Các thành phần tuyến tính phản kháng (ví dụ: cuộn cảm và tụ điện) thường được xử lý trong mặt phẳng tần số. Các thành phần phi tuyến tính (ví dụ: đi-ốt) hoặc biến đổi theo thời gian (ví dụ: công tắc) thường được mô phỏng trong mặt phẳng thời gian (ví dụ: một đi-ốt thông qua đặc tính I–V của nó) và được coi là mạch hở hoặc ngắn mạch trong phân tích AC (ví dụ: trong phần mềm mô phỏng mạch). Mặc dù việc chuyển dịch các mạch trong một mặt phẳng thay thế, chẳng hạn như mặt phẳng sóng con Haar, giúp đơn giản hóa đáng kể quy trình, nhưng việc tích hợp rộng rãi các sóng con vào các công cụ và giáo dục vẫn chưa được thực hiện; một lý do cơ bản là sự phức tạp đáng kể của việc áp dụng lý thuyết sóng con cho các mạch và tín hiệu. Mục đích của bài báo là thu hẹp khoảng cách này, cung cấp một cách tiếp cận tương tự Laplace, thân thiện với người dùng mới, sử dụng các mô hình dựa trên phép đo và bước sóng Haar. Biến đổi sóng con Haar và một phương pháp số cho biến đổi Laplace nghịch đảo sử dụng ma trận toán tử Haar được áp dụng để tính tổng dòng điện của một hệ thống phi tuyến tính, biến đổi theo thời gian, đó là tổng dòng điện của nguồn điện áp cung cấp năng lượng cho một tải phi tuyến tính, thay đổi theo thời gian.Từ khóa: phi tuyến, biến đổi sóng con Haar, Laplace, Fourier.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây